CVN Discovery: 80 loài động vật biển đã được liệt kê vào hàng tiêu thụ nhựa

Có ít nhất 180 loài động vật biển đã được liệt kê vào hàng tiêu thụ nhựa. Nó bao gồm cả sinh vật phù du nhỏ bé đến cá voi khổng lồ. Savoca nói: 

“Có một quan niệm sai lầm rằng những con vật này bị câm và chỉ ăn nhựa vì nó ở xung quanh chúng, nhưng điều đó không đúng. Bi kịch là tất cả những loài động vật này đều là những kẻ săn mồi và kiếm ăn cừ khôi, sở hữu các giác quan được mài giũa qua hàng thiên niên kỷ tiến hóa để nhắm mục tiêu những con mồi thường là phạm vi rất hẹp”.

Matthew Savoca làm việc tại Trung tâm Khoa học Thủy sản Tây Nam NOAA ở Monterey, California.

Nhựa giống thực phẩm đến lạ!

Tại sao lại nói nhựa giống thực phẩm đến lạ? Đó là vì nó không chỉ giống thực phẩm về màu mà còn có mùi, ngay cả cảm nhận và thậm chí có âm thanh giống như thực phẩm khi ăn.

Trong một cuộc phỏng vấn Blue Planet II, David Attenborough mô tả cảnh một con chim hải âu đang mang thức ăn kiếm được đến tổ của nó. Cụ thể, anh ta nói: “Những gì đang mang trong miệng của nó, không phải cá và càng không phải mực mà chúng chủ yếu hay ăn. Đó là nhựa”.

Dù câu chuyện đó thật là buồn lòng nhưng vấn đề ở đây là nó cũng lạ lắm. Vì chim hải âu bay đi kiếm ăn trên hàng nghìn cây số để tìm được con mồi ưa thích, mà chúng lại càng dễ dàng bắt thức ăn lên khỏi mặt nước. Vậy thì tại sao mà những con chim với khả năng như vậy có thể dễ dàng bị đánh lừa. Để rồi, chúng vô thức trở về sau chuyến đi dài của mình với không có gì ngoài một ngụm toàn nhựa.

Có đến 180 loài động vật biển đang phải ăn nhựa

Thật không vui khi sau quá trình thống kê và nghiên cứu đã phát hiện ra loài chim hải âu không hề đơn độc. Bởi lẽ, có ít nhất 180 loài động vật biển đã được ghi nhận tiêu thụ nhựa, từ sinh vật phù du nhỏ bé đến cá voi khổng lồ. Theo báo cáo của Sciencedirect, nhựa đã được tìm thấy bên trong ruột của một phần ba số cá đánh bắt ở Vương quốc Anh. Dĩ nhiên là bao gồm cả những loài mà chúng ta thường dùng làm thực phẩm. Ngoài ra, nhựa cũng được tìm thấy trong các món yêu thích khác dành cho bữa ăn như trai và tôm hùm.

Bạn có thể không hình dung được về những động vật phù du cũng đang phải ăn một loại thức ăn quen thuộc tên là “nhựa”. Những vi hạt nhựa trong nước trở thành một phần thức ăn phụ của các loài này, mặc dù chúng có cấu tạo cơ thể để xử lý loại bỏ bớt phần nào, nhưng chỉ đối với các hạt có kích thước nhất định. Moira Galbraith, nhà sinh thái học sinh vật phù du tại Viện Khoa học Đại dương, Canada cho biết: “Nếu hạt rơi vào phạm vi kích thước này thì nó phải là thức ăn.”

Qua tất cả, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng các loài động vật ở mọi hình dạng và kích cỡ đang ăn nhựa. Nó như một “xu hướng” tất yếu của những loài sống nơi biển khơi. Bởi lẽ, 12,7 triệu tấn rác thải đổ vào các đại dương mỗi năm thì sẽ có rất nhiều thứ nhựa khác nhau ở xung quanh chúng.

Hải Sâm tiêu thụ lượng nhựa gấp 138 lần dự kiến

Ngoài động vật phù du thì những sinh vật có xúc tu, hình trụ được gọi là hải sâm dường như lại không quá cầu kỳ về những gì chúng ăn. Chủ yếu chúng sẽ bò quanh đáy đại dương, xúc cặn bùn cát vào miệng để lấy chất ăn được. Tuy nhiên, một phân tích được công bố bởi Sciencedirect đã cho thấy rằng: những cư dân sống dưới đáy này có thể tiêu thụ lượng nhựa gấp 138 lần dự kiến, do sự phân bố của nó trong trầm tích.

Chưa kể đến vì tính đơn giản hơn khi kiếm ăn nên loài hải sâm nhìn nhận các hạt nhựa là lớn hơn và dễ lấy bằng xúc tu hơn so với các loại thức ăn thông thường. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu lại cho thấy những dấu hiệu về việc tiêu thụ nhựa không chỉ là một quá trình thụ động.

Nhiều loại chọn chế độ ăn kiêng với nhựa một cách chủ động

Có thể thấy việc ăn nhựa của nhiều loài động vật dường như là đang chọn chế độ ăn kiêng. Nó bao gồm trong việc nhìn nhận thế giới của mỗi loài động vật.

Matthew Savoca tại Trung tâm Khoa học Thủy sản Tây Nam NOAA ở Monterey, California cho biết: “Động vật có khả năng cảm nhận, nhận thức rất khác với chúng ta. Tùy trường hợp nào mà nhận thức đó trở nên tốt hơn hoặc tệ hơn nhiều so với nhận thức của con người chúng ta”.

Một giải thích là động vật đơn giản nhầm nhựa với các vật dụng thực phẩm quen thuộc – ví dụ như viên nhựa, được cho là giống trứng cá ngon. Nhưng là con người, chúng ta thiên vị bởi các giác quan của chính mình. Để đánh giá cao tình yêu nhựa của động vật, các nhà khoa học phải cố gắng nhìn thế giới như chúng.

Con người là sinh vật trực quan, nhưng khi kiếm ăn, nhiều loài động vật biển, bao gồm cả chim hải âu chủ yếu dựa vào khứu giác. Savoca và các đồng nghiệp của ông đã tiến hành các thí nghiệm cho thấy một số loài chim biển và cá bị hút nhựa bởi mùi của nó. Cụ thể, họ liên quan đến dimethyl sulfide (DMS), một hợp chất được biết là thu hút các loài chim kiếm ăn, là tín hiệu hóa học phát ra từ nhựa. Về cơ bản, tảo phát triển trên nhựa trôi nổi, và khi loài tảo đó ăn thịt nhuyễn thể – một nguồn thức ăn biển chính – nó tiết ra DMS, thu hút các loài chim và cá sau đó gặm nhựa thay vì nhuyễn thể mà chúng tìm đến.

Ngay cả đối với tầm nhìn, chúng ta không thể đi đến kết luận khi xem xét sức hấp dẫn của nhựa. Giống như con người, rùa biển chủ yếu dựa vào thị giác để tìm kiếm thức ăn. Tuy nhiên, chúng cũng được cho là sở hữu khả năng nhìn thấy tia UV, khiến tầm nhìn của chúng khác hẳn so với chúng ta.

Sự cầu kỳ trong việc chọn set thức ăn nhựa

Qamar Schuyler tại Đại học Queensland, Australia đã tìm hiểu về loài rùa sẽ nhìn thấy như thế nào về nhựa. Đồng thời, cô cũng đã kiểm tra các chất trong dạ dày của những con rùa đã chết để biết được loại nhựa ưa thích của chúng. Và kết luận của cô là: trong khi những con rùa non tương đối “bừa bãi” thì những con rùa già lại ưu tiên nhắm đến nhựa mềm, trong mờ. 

Schuyler đưa ra kết quả nhằm xác nhận quan điểm lâu nay rằng rùa nhầm túi nhựa với sứa ngon. Từ đó có thể thấy, màu sắc cũng được cho là yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nhựa, mặc dù sở thích khác nhau giữa các loài. Trong một nghiên cứu tương tự của Schuyler và các đồng nghiệp đã thực hiện cũng đã phát hiện ra việc rùa non thích nhựa trắng hơn, nhưng những loài chim biển được gọi là shearwaters ưa chọn nhựa đỏ.

Ngoài trường thị giác và khứu giác, động vật còn có các giác quan khác để tìm thức ăn. Chẳng hạn như loài động vật biển săn mồi bằng cách định vị bằng tiếng vang như là cá voi có răng hay là cá heo. Đối với những loài này định vị được biết đến là cực kỳ nhạy cảm, nhưng hàng chục con cá nhà táng đã được phát hiện đã chết với dạ dày chứa đầy túi nhựa, các bộ phận xe hơi và các mảnh vụn khác của con người (theo báo cáo của BBC vào năm 2017). Vậy cho nên, Savoca cho rằng chính khả năng định vị bằng tiếng vang của chúng đã xác định nhầm những vật thể này là thức ăn.

“Có một quan niệm sai lầm rằng những con vật này bị câm và chỉ ăn nhựa vì nó ở xung quanh chúng, nhưng điều đó không đúng. Bi kịch là tất cả những loài động vật này đều là những kẻ săn mồi và kiếm ăn cừ khôi, sở hữu các giác quan được mài dũa bởi hàng thiên niên kỷ tiến hóa để nhắm mục tiêu những con mồi ngay cả với phạm vi rất hẹp”. – Savoca nói.

“Nhựa thực sự chỉ tồn tại trong một phần rất nhỏ của thời gian đó. Trong thời gian đó, bằng cách nào đó, họ đã thấy mình vào loại được đánh dấu là ‘thực phẩm” – Schuyler thì nói.

Làm gì với nguồn cấp thức ăn vặt này?

Bởi vì nhựa có một cái gì đó rất thu hút đối với mọi loài. Nó không chỉ giống thức ăn mà còn có mùi, tác động vào cảm nhận và thậm chí âm thanh giống như thức ăn. 

Trong khi đó, rác thải nhựa của con người chúng ta ngày càng có nhiều hình dạng, kích thước và màu sắc đến mức nó hấp dẫn một loạt các loài động vật. Đây chính là vấn đề mấu chốt. Schuyler nhớ lại có người đã hỏi: “Tại sao chúng ta không làm cho tất cả nhựa có màu xanh lam khi mà hầu như các thí nghiệm đều cho thấy màu này ít phổ biến hơn ở loài rùa?” Là bởi chính những nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng đối với các loài khác thì ngược lại.

Vì vậy, nếu đã không có giải pháp về “một kích thước phù hợp với tất cả’” thì không có khía cạnh nào của nhựa mà chúng ta có thể dễ dàng thay đổi để ngăn động vật ăn nó. Savoca hy vọng rằng: những câu chuyện bi thảm như chú chim hải âu Attenborough sẽ giúp xoay chuyển làn sóng tiêu dùng chống lại đồ nhựa dùng một lần và khuyến khích mọi người đồng cảm với những loài động vật này. Để rồi điều này sẽ giúp cắt đứt nguồn cung cấp đồ ăn vặt đổ vào đại dương.

CHÂU TĂNG

Trả lời

%d bloggers like this: