Xu hướng chê bai người khác đang dần trở nên thịnh hành

Những năm gần đây, sự phát triển của mạng xã hội đã tạo ra những nguồn thu nhập thông qua các công việc review, marketing thông qua các trang mạng xã hội, bán hàng online, nhu cầu xây dựng thương hiệu thông qua các trang mạng xã hội dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, gần đây xu hướng này dần trở nên biến tướng hơn, thay về chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm một cách rõ ràng như những nội dung truyền thống thì các reviewer đang chọn cách lật ngược tính huống lại bằng cách chê bai và tạo ra các cuộc drama không đáng có. Điều ngạc nhiên là cộng đồng mạng không những không phản đối xu hương này, mà còn sẵn sàng hưởng ứng, rủ nhau “hóng biến” một cách tích cực.

“Câu View” bất chấp

Nền tảng mạng xã hội Tik Tok được coi là nền tảng chính để các nhà sáng tạo nội dung trẻ thực hiện giấc mơ nổi tiếng của mình. Bằng cách thực hiện những video có nội dung review trải nghiệm ở các cửa hàng, quán ăn tạo nên một lượng người xem khá đông đảo. Không những vậy, những video này đã nhanh chóng bắt xu hướng và được nền tảng Tik Tok đẩy đi liên tục. Tuy nhiên, sẽ đến một thời điểm nào đó những nội dung sẽ bị bão hòa, chính vì vậy các reviewer đã nhanh chóng thay đổi nội dung nhằm thu hút người xem nhiều hơn. Nhưng thay vì sáng tạo theo chiều hướng tích cực thì những người tạo ra nội dung lại chọn cách sản xuất các video theo chiều hướng tiêu cực, khởi nguồn là các video có nội dung chê bai các quán ăn, cửa hàng,… điều này vô tình tạo ra những tiêu cực xấu đến doanh thu của chính những cửa hàng, quán ăn trong các video chê bai đó.

“Kẻ 8 lạng người nửa cân”, khi các lợi ích, hình ảnh và doanh thu của chính chủ cửa hàng, quán ăn bị ảnh hưởng bởi chính những content xấu này, nhiều chủ cửa hàng, quán ăn đã lên tiếng đáp trải lại những điều mà họ cho là sai trái mang tính quy chụp với những video này. Điều này, vô tình tạo ra cuộc khẩu chiến kéo dài trên mạng xã hội.

Dân mạng đồng lòng cùng nhau “hóng chuyện”

Mạng xã hội ban đầu được tạo ra với mục đích kết nối mọi ngưởi ở khắp nơi với nhau thì nay, nó được sử dụng như một công cụ tấn công nhau qua lời nói, người trong cuộc tha hồ chửi mắng, “xỏ xuyên” nhau trên mạng xã hội, người ngoài cuộc tha hồ ngồi xem cuộc đấu khẩu này đến bao giờ dứt. Khi bên A tung bằng chứng có lợi về phía mình thì cả cộng đồng mạng hô hoán, phán xét bên B rất sai, khi bên B tung bằng chứng, chứng minh bên A sai thì cả cộng đồng mạng la to bên A sai. Một sự “ba phải” xuất hiện trên mạng, nhưng khi có hậu hay thiệt hại xảy đến, thì chính những người trong cuộc gánh chứ không ai trong “cộng đồng mạng” này gánh chịu.

Hiện nay, pháp luật nhà nước vẫn chưa có bộ quy chuẩn luật pháp cho những hành phi tạo ra những hiệu ứng tiêu cực trên mạng xã hội, mà chỉ có những chế tài theo những khung hình phạt cũ như “xúc pháp danh dự nhân phẩm người khác” mức độ xử phạt tùy thuộc vào tính chất của sự việc. Vì vậy, cần xây dựng các chính sách, pháp luật, xử phạt hành vi con người trên không gian mạng.

Để lại một bình luận

%d bloggers like this: