Cuộc sống ở thành phố nóng như lò nung của Trung Quốc

Những ngày này, trong các con hẻm ở thành phố Trùng Khánh, âm thanh tiếng quạt điện của cục nóng và tiếng nước nhỏ giọt từ điều hoà không khí phát ra liên tục.

Nắng nóng gay gắt tại Trùng Khánh, Trung Quốc, nơi nhiệt độ đạt mức 43 độ C hôm 22/8, đã làm chảy đế giày của phóng viên Danson Cheong của tờ Straits Times. Anh đã phải mua một đôi giày mới với giá 53 nhân dân tệ.

Đầu tuần này, Bộ Nông nghiệp cho biết miền nam nước này đã ghi nhận khoảng thời gian nhiệt độ cao dài nhất kể từ khi số liệu bắt đầu được ghi lại cách đây 60 năm. Theo các chuyên gia, cường độ, phạm vi và thời gian của đợt nắng nóng này có thể khiến nó trở thành một trong những đợt nắng nóng tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử toàn cầu.

Cuộc sống ở thành phố nóng như lò nung của Trung Quốc - Ảnh 1.

Nhiệt độ cao làm nóng chảy đế giày của phóng viên Straits Times. Ảnh: ST

Chỉ tính một bên đường trên con ngõ mà cô Wen, người bán khoai tây chiên ở ngoại ô phía tây Trùng Khánh bán hàng, có tới 35 chiếc điều hoà đang hoạt động. Tiếng ồn lớn đã phát ra khi điều hoà phải hoạt động trong nhiều ngày giúp xua tan cái nóng như thiêu đốt. Người bán hàng rong chia sẻ: “Trời quá nóng, ai cũng cần bật điều hoà. Mọi người chỉ ở nhà không dám ra ngoài”. Người phụ nữ 48 tuổi cho biết doanh thu đã giảm khoảng một nửa do đợt nắng nóng gần đây nhất, hiện kéo dài sang tháng thứ 3.

Với nhiệt độ hàng ngày lên tới 40 độ C, cư dân của Trùng Khánh – thành phố nóng nhất Trung Quốc – phải ở nhà và bật điều hòa không khí để tránh nóng. Siêu đô thị rộng lớn với 32 triệu dân nằm phía tây nam của nước này thường được biết đến với mùa hè nóng nực đến khó chịu. Nhiều người gọi đây là “thành phố lò nung”. Nhưng năm nay, thời tiết oi bức chưa từng thấy. Tại nhiều khu vực của thành phố, nhiệt kế chạm mức 45 độ C vào ngày 18/8 – mức cao nhất từng được ghi nhận.

Hôm 24/8, trong số 10 khu vực có nền nhiệt cao nhất ở Trung Quốc, một nửa nằm ở Trung Khánh, nửa còn lại được ghi nhận ở tỉnh Tứ Xuyên lân cận.

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(3199);}else{parent.admSspPageRg.draw(3199);}

Theo Cơ quan Điện lực Trùng Khánh, Điều hòa không khí hiện chiếm hơn một nửa nhu cầu điện ở Trùng Khánh – cao hơn khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu điện dân dụng đã tăng đột biến vào thời điểm đợt nắng nóng đi kèm hạn hán, khiến nhiều nhánh sông Dương Tử cạn trơ đáy. Tình trạng này cũng hạn chế nghiêm trọng hoạt động sản xuất thủy điện ở khu vực mà nguồn năng lượng tái tạo này chiếm hơn 80% sản lượng điện.

Miền nam Trung Quốc ghi nhận khoảng thời gian nhiệt độ cao dài nhất trong 60 năm. Ảnh: AFP

Nhà chức trách ở Trùng Khánh và Tứ Xuyên phải kêu gọi các doanh nghiệp “để dành điện cho người dân” để đảm bảo không xảy ra tình trạng mất điện sinh hoạt. Tại Trùng Khánh, giới chức đã yêu cầu các nhà máy đóng cửa, các trung tâm mua sắm chỉ được phép mở cửa trong 5 giờ kể từ 4 giờ chiều, tắt bớt đèn đường để giảm mức tiêu thụ điện năng.

Thời tiết nắng nóng kéo dài và tình trạng cắt điện đã cho thấy tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nguy cơ thời tiết ngày càng khắc nghiệt.

Anh Hou Liqiao, 32 tuổi, lái xe tại thành phố cho biết: “Tôi nghĩ nguyên nhân của hiện tượng thời tiết này là do biến đổi khí hậu. Thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn và mỗi năm lại nóng hơn”. Anh nhận định đây là mùa hè nóng nhất trong 16 năm anh ở Trùng Khánh. “Sông Gia Lăng – lưu vực của sông Dương Tử chảy qua Trùng Khánh – đã khô cạn. Có những đám cháy rừng trên những ngọn đồi. Thời tiết quá khắc nghiệt”.

Các nhà khí tượng học Trung Quốc cho rằng đợt thời tiết khắc nghiệt mới nhất là do biến đổi khí hậu và cảnh báo rằng những đợt nắng nóng này có thể xảy ra thường xuyên hơn. Giới chuyên gia cũng cảnh báo cuộc khủng hoảng điện mới nhất cho thấy biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt có thể dẫn đến nhu cầu điện làm mát hoặc sưởi ấm gia tăng mạnh đến mức nào.

Ông Li Shuo, Cố vấn chính sách cấp cao của Greenpeace Đông Á cho biết: “Chúng ta cần dự đoán nhu cầu sưởi ấm hoặc làm mát nói riêng ở những khu vực dân cư đông đúc. Đây là thách thức phức tạp vào thời điểm chúng ta cần giảm phụ thuộc vào than đá”.

Để lại một bình luận

%d bloggers like this: