5 phút cùng CVN #2: Khủng hoảng năng lượng châu Âu đang bắt đầu diễn ra

Châu Âu đã đạt được một thành công lớn là tích trữ đủ khí đốt cho mùa đông năm nay, nhưng cuộc khủng hoảng năng lượng của khu vực này được cho là còn lâu mới đến hồi kết thúc. Năm tới có thể sẽ khó khăn hơn nhiều đối với các nước trong khu vực nếu nguồn cung khí đốt Nga tiếp tục thắt chặt.

Tổng chi phí năng lượng của các hộ gia đình và doanh nghiệp ở châu Âu năm nay đã tăng thêm 1,06 nghìn tỷ USD. Đây là một hệ quả rõ ràng của cuộc đối đầu giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU) xung quanh cuộc chiến tranh ở Ukraine, trong đó phương Tây trút các lệnh trừng phạt mạnh tay lên Mátxcơva và Nga cắt giảm mạnh nguồn cung khí đốt cung cấp cho châu Âu.

Nếu châu Âu không triển khai biện pháp nào khác ngoài hỗ trợ tài chính, và nếu họ gánh vác tất cả phần chi phí năng lượng tăng thêm, số tiền phải chi ra sẽ tương đương vs 6% GDP hàng năm của EU đây là 1 con số khổng lồ

Tổ chức nghiên cứu này nói rằng thay vì hỗ trợ tài chính, EU cần một “cuộc mặc cả quy mô lớn” để khuyến khích việc tiết kiệm năng lượng, song song với gia tăng nguồn cung.

Thời gian 12-24 tháng tới sẽ quyết định liệu châu Âu có thể ứng phó với khủng hoảng năng lượng mà không phải áp các biện pháp như chia khẩu phần khí đốt hay mất đi quá nhiều sức cạnh tranh về sản xuất công nghiệp.

Hệ thống năng lượng của châu Âu đã trải qua “bài kiểm tra” thực sự đầu tiên trong tháng 12 này, khi luồng không khí lạnh từ Bắc Cực tràn xuống phần lớn khu vực Tây Bắc của châu Âu khiến nhiệt độ giảm xuống mức đóng băng, gây tuyết rơi ở Anh và gió lớn ở Đức.

Lượng khí đốt trong các bể dự trữ của châu Âu đã bắt đầu giảm xuống, còn 84% ở thời điểm ngày 17/12 – từ mức gần đầy trước khi mùa đông bắt đầu. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, mức dự trữ khí đốt này vẫn cao hơn, nhưng thách thức thực sự sẽ xuất hiện vào năm 2023, khi châu Âu tiếp tục phải làm đầy dự trữ khí đốt để chuẩn bị cho mùa đông 2023-2024.

Để lại một bình luận

%d bloggers like this: