Văn hóa nghỉ trưa của các tập đoàn công ty công nghệ tại Trung Quốc
Tương tự như văn hóa giường nệm Huawei, văn hóa lều của Alibaba nổi lên chính vì nhiệt huyết theo đuổi công việc và cống hiến hết mình.
Thời đại ngày một phát triển, giờ ngủ trưa của công ty công nghệ Huawei để thay đổi từ giường đệm thành giường xếp. Thậm chí văn hóa sử dụng giường xếp ngủ trưa của nhân viên Huawei đã được gọi với cái tên hài hước là “giường Huawei”.
Năm 2019, 4 nhân viên của Haier Group Corporation (một công ty tập thể điện tử gia dụng và thiết bị gia dụng đa quốc gia có trụ sở tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) đang ngủ trưa thì bị giám sát phát hiện, sau đó bị yêu cầu làm công tác bàn giao nghỉ việc trong vòng 1 tuần vì “vi phạm quy định công ty”.
Tin tức này đã từng gây bức xúc dư luận một thời gian dài vì xâm phạm đến quyền lợi của người lao động.
Ngày 6/9/2019, bộ phận nhân sự của tập đoàn Haier ra mặt đính chính, nói rằng 4 nhân viên đã vi phạm quy định nghỉ trưa ở khu vực chung trong giờ làm việc. Theo đó, công ty quy định thời gian nghỉ trưa tự do từ 11h30 đến 13h. Quy định này đều phải được tuân thủ chặt chẽ, ngay cả sếp cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, mọi sự thanh minh từ phía Haier đều mơ hồ và không giải quyết được vấn đề chính. Ngay sau đó, một nhân viên của Haier đã lên tiếng: “Chế độ nghỉ trưa của Haier quá khắt khe. Chỉ cho đúng 30 phút ăn cơm, thậm chí sau giờ cơm còn có nhân viên kiểm tra đi giám sát khắp nơi không cho phép ngủ trưa”.
Chi tiết này đã khiến tập đoàn Haier đứng trước mũi nhọn của dư luận. CEO của Haier – ông Trương Thụy Mẫn bị chỉ trích đến mức không dám mở cuộc họp báo về vụ việc này.
Chế độ làm việc của các công ty, tập đoàn công nghệ vô cùng khốc liệt. Theo đó, từng giây từng phút của họ đều vô cùng quý giá. Thế nhưng nghỉ trưa là nhu cầu thiết yếu của con người, đặc biệt đối với nhóm nhân công làm việc mệt mỏi. Các công ty đương nhiên phải có quy định rõ ràng và tạo điều kiện cho công nhân viên.
Vậy văn hóa ngủ trưa của các công ty công nghệ lớn Trung Quốc như thế nào?
Huawei: Từ “văn hóa giường nệm” chuyển thành “văn hóa giường xếp”
Kể từ những ngày đầu thành lập vào năm 1988, Huawei đã tạo ra một “văn hóa giường nệm” độc đáo có 1-0-2.
Đến nay, các giám đốc điều hành của Huawei đều cảm thán khi nhớ lại những năm tháng khó khăn, “nằm gai nếm mật”:
“Hầu như nhân viên nào cũng có một tấm nệm kê dưới đáy tủ hoặc gầm bàn làm việc, đến giờ nghỉ trưa thì lấy ra đặt dưới sàn để ngủ; khi tăng ca, mệt mỏi thì nằm nghỉ một chút, thức dậy thì xếp gọn lại rồi tiếp tục làm việc”.
Huawei đã phát huy “văn hóa giường nệm” đến cực điểm, nhờ đó mới có thể đứng vững trên thương trường suốt 30 năm, tạo nên đế chế riêng.
Tuy nhiên, “văn hóa giường nệm” ngày nay không được nhiều người chấp nhận. Vì điều này gián tiếp bóc trần văn hóa tăng ca dày đặc và sự mài mòn trong tinh thần người lao động của Huawei, không còn phù hợp với quan niệm làm việc của giới trẻ đương đại.
Thời thế thay đổi, giờ nghỉ trưa của Huawei đã thay đổi từ “văn hóa giường nệm” sang “văn hóa giường xếp” (giường gấp). Thậm chí những chiếc giường gấp được nhân viên Huawei sử dụng rộng rãi đến mức còn được đặt biệt danh là “giường Huawei”.
Và thời gian tăng ca của nhân viên Huawei còn trở nên “khủng khiếp” hơn. Song dù vậy, Huawei vẫn sẽ đảm bảo thời gian nghỉ trưa đầy đủ và trả lương tương xứng với thời gian làm thêm.
Làm việc không mệt mỏi là bản chất tinh thần của Huawei. Chính nhờ sự cống hiến và hy sinh của vô số con người mà Huawei có được vinh quang ngày hôm nay.
Alibaba: Dựng lều cho nhân viên “chạy Chiến dịch 11/11”
Alibaba nổi tiếng với “văn hóa lều” độc đáo trong giờ nghỉ trưa.
“Văn hóa lều” bắt đầu từ Chiến dịch 11/11 (mùa sale lớn nhất trong năm của Taobao). Do lượng đơn hàng trong thời gian diễn ra Chiến dịch 11/11 quá lớn, áp lực dịch vụ tăng mạnh, đòi hỏi nhân viên của Alibaba phải làm việc liên tục trong hai ngày đó.
Thậm chí, Alibaba đã chuẩn bị cho Chiến dịch 11/11 từ tháng 8. Alibaba đã chuẩn bị một số lượng lớn lều và túi ngủ cho nhân viên trong khu vực chuyên dụng hoặc hành lang. Khi nhân viên cảm thấy mệt mỏi, họ có thể vào lều hoặc túi ngủ để nghỉ ngơi, ngủ dậy rửa mặt rồi tiếp tục làm việc.
Đối với nhân viên Alibaba, giờ nghỉ trưa “lúc có lúc không”. Trong giờ trưa, họ thường được lãnh đạo hoặc đồng nghiệp gọi để cùng thực hiện các dự án, sau giờ tan tầm và tiếp tục tăng ca là chuyện thường tình.
Nhân viên của Alibaba có rất ít dụng cụ như giường gấp tương tự Huawei, nhưng công ty cho phép nhân viên nghỉ trưa ở các khu vực công cộng.
Tương tự như văn hóa giường nệm Huawei, văn hóa lều của Alibaba nổi lên chính vì nhiệt huyết theo đuổi công việc và cống hiến hết mình.
Xiaomi: Nghỉ trưa 2 tiếng để “dễ bề tăng ca”
Trong số rất nhiều công ty công nghệ, đãi ngộ giờ nghỉ trưa của Xiaomi hiếm khi vượt quá mức tiêu chuẩn.
Theo truyền thông ghi nhận, nhân viên Xiaomi về cơ bản hài lòng với cách sắp xếp thời gian nghỉ trưa của công ty. Thời gian nghỉ trưa của Xiaomi là 12h – 14h. Nhân viên có đủ thời gian để ăn trưa và ngủ trưa. Chỉ trong giai đoạn “mùa bán hàng” bận rộn, giờ nghỉ trưa mới bị chiếm dụng một phần.
So với các công ty công nghệ khác, tuy đãi ngộ của Xiaomi không khả quan nhưng việc sắp xếp thời gian nghỉ trưa cũng xem như dư dả. Tăng ca sau giờ hành chính là chuyện không thể tránh khỏi, nhưng vì thời gian nghỉ trưa vừa đủ nên cường độ làm thêm không khiến nhân viên nảy sinh phản cảm.
Lần duy nhất Xiaomi khiến dư luận dậy sóng về vấn đề nghỉ trưa là vì nhân viên hành chính đã chụp hình một nhân viên cởi giày và nằm trên ghế sofa ở khu vực chung rồi đăng đàn chỉ trích.
Nhiều người trong ngành tỏ ra không hài lòng với cách làm này của nhân viên hành chính Xiaomi: Nhân viên kỹ thuật bận rộn và mệt mỏi trong công việc, việc nằm dài trên ghế sofa trong giờ trưa để nghỉ ngơi tốt hơn là điều dễ hiểu, và không cần thiết phải cứng nhắc như vậy.
Baidu: Nghỉ trưa đầy tiện nghi, không lo thiếu chỗ ngủ
Khác với những thông tin tiêu cực về việc Haier sa thải nhân viên trong giờ nghỉ trưa, Baidu lại không hề có “vết nhơ” nào đối với đãi ngộ này. Thậm chí, công ty còn xây dựng “thiên đường” đầy tiện nghi phục vụ nhu cầu nhân viên.
Nhà ăn đầy tiện nghi.
Baidu đã dành hẳn một khu vực nghỉ trưa độc lập cho nhân viên sử dụng. Cơ sở vật chất vô cùng phong phú và tiện nghi, bao gồm ghế massage, giường nghỉ trưa và ghế sofa. Hơn nữa, những chiếc sofa và ghế nằm chuyên dụng được bày trí ở khắp mọi nơi trong công ty.
Theo đó, Baidu rất xem trọng thời gian nghỉ trưa và cố gắng hết sức để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên.
ByteDance: Tùy vào bộ phận mà được nghỉ trưa từ 1 đến 2 tiếng
Đối với ByteDance – công ty mẹ của Tik Tok đang cực thịnh trên thế giới, trong thời gian mới khởi nghiệp, thời gian nghỉ trưa là điều vô cùng xa xỉ với nhân viên ở đây.
Tuy nhiên, sau khi đã đi vào quỹ đạo và đạt được thành công rực rỡ, ByteDance ngày càng chú trọng hơn đến quyền được nghỉ trưa của nhân viên.
Mặc dù nhân viên ByteDance không hài lòng với cách sắp xếp thời gian nghỉ trưa của công ty, vì linh động theo tính chất công việc của từng bộ phận và giai đoạn thực hiện dự án. Theo dó, ByteDance cung cấp cho nhân viên 1 đến 2 giờ nghỉ trưa, bao gồm cả giờ ăn. Đãi ngộ này cũng được xem là không quá tệ trong nhóm các công ty công nghệ.