Quá tải du lịch: Những hình ảnh bóc trần hiện thực cay đắng của loạt thắng cảnh “triệu like” vốn mang tiếng là “bình lặng”

Natacha de Mahieu đến rìa Obersee, một hồ nước hẻo lánh được bao quanh bởi những ngọn núi xanh tươi và những thác nước hùng vĩ ở một góc đông nam nước Đức, vào tháng 8 năm 2021. Trời lạnh; mưa rơi. “Không vui lắm khi ở đó. Trời rất lạnh và mọi thứ đều ướt át” – De Mahieu, 26 tuổi, từ nhà của cô ở Brussels, cười nói.

Khách du lịch đến và chụp những bức chân dung của chính họ trước khung cảnh “dễ mến”. De Mahieu nhận thấy rằng, ngay khi ai đó bước tới trước ống kính, họ sẽ trút bỏ lớp áo, bất chấp giá lạnh để truyền tải hình ảnh của một mùa hè rực rỡ. Trước ống kính: áo phông, váy bồng bềnh. Đằng sau thì sao: những chiếc áo khoác phao. Đó là Instagram so với thực tế “nghiệt ngã”.

Loạt ảnh của De Mahieu, mà cô gọi là “Nhà hát của sự chân thực”, khám phá mối liên hệ giữa ngành du lịch và cảnh tượng cũng như cách chúng ta đi du lịch ở hậu trường những bức ảnh “triệu like”. Những bức ảnh nằm trong đồ án tốt nghiệp cho bằng thạc sĩ nhiếp ảnh tài liệu của cô và tập hợp 3 vấn đề khiến cô bận tâm nhất: du lịch, truyền thông xã hội và biến đổi khí hậu.

Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ, tháng 11 năm 2019

Natacha de Mahieu cho biết: “Mỗi ngày vào lúc mặt trời mọc, các khinh khí cầu chở đầy khách du lịch bay qua các rặng núi của vùng Cappadocia ở miền trung Thổ Nhĩ Kỳ“. Cô giải thích thêm, “Trong ảnh trên, du khách đang chụp ảnh selfie, trong khi một cặp đôi thực hiện màn cầu hôn bên chiếc xe hơi cổ trước sự chứng kiến của một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Trong loạt ảnh này, tôi muốn chơi trên ranh giới giữa thực tế và hư cấu: những bức ảnh này là “thật” hay “giả”?“.

Loạt vịnh Calanques của Marseille, Pháp, tháng 5 năm 2021

Hình ảnh những du thuyền tràn ngập vùng vịnh trong mơ của nước Pháp.

Tôi thích đi du lịch“, De Mahieu nói, nhớ lại chuyến đi đến Bolivia khi cô 18 tuổi, thời điểm cô bắt đầu quan tâm đến nhiếp ảnh. “Tôi cũng rất tò mò về lý do tại sao chúng tôi thích đi du lịch và động lực của chúng tôi“. Và, cô nói thêm: “Tôi dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội, Lướt qua Instagram, cảm giác rằng mọi người đều đi đến những địa điểm giống nhau, sử dụng các bố cục ảnh giống nhau, cùng màu sắc na ná“.

Hồ Blanc, Chamonix, Pháp, tháng 8 năm 2021

Hình ảnh những du khách tập trung đông đúc ở Lac Blanc – nằm trên núi Mont Blanc, đỉnh cao nhất dãy Alps.

Trước những bản copy giống hệt nhau của một khung cảnh đủ “hot” trên mạng xã hội, cô bắt đầu tự hỏi liệu mình có thể làm gì đó khác chăng so với các “influencer” có sức ảnh hưởng.

Cô sẽ chụp chính xác loại ảnh mà hàng chục nghìn người đã chụp. Nhưng thay vì làm những gì mà nhiều khách du lịch sử dụng máy ảnh đã làm khi đối mặt với một điểm đến đông đúc – cố gắng loại bớt người khác khỏi ảnh để cho thấy chỉ có họ giữa thiên nhiên bao la – nhiếp ảnh gia nữ sẽ khắc họa sự thật đông đúc đằng sau.

Sa mạc Bardenas Reales, Tây Ban Nha, tháng 6 năm 2021

Bardenas Reales là một cảnh quan bán sa mạc ở phía bắc Tây Ban Nha – một địa điểm nổi tiếng trên Instagram.

Hẻm núi Verdon, Pháp, tháng 7 năm 2021

Gorges du Verdon, ở đông nam nước Pháp, là hẻm núi sông lớn nhất ở châu Âu và ngày càng trở nên nổi tiếng. Tôi chụp bức ảnh này từ khoảng cách xa và từ trên cao khi tham khảo những bức tranh phong cảnh của thời kỳ Lãng mạn“.

Obersee, Đức, tháng 8 năm 2021

Bức ảnh này thể hiện một cách chân thực cảnh tượng khi mà ai cũng cố gắng chọn cho mình những góc chụp đẹp nhất, cố gắng loại bỏ người khác khỏi khung hình.

Vườn quốc gia Peneda-Gerês, Bồ Đào Nha, tháng 6 năm 2021

Cô bắt đầu bằng cách xác định một số địa điểm du lịch châu Âu phổ biến nhất trên Instagram, bao gồm hồ ở Obersee, vùng Cappadocia thơ mộng của Thổ Nhĩ Kỳ (nổi tiếng với khinh khí cầu), sa mạc Bardenas Reales của Tây Ban Nha và các vịnh nhỏ ở Marseille, Pháp.

Nữ nhiếp ảnh gia sẽ đến những điểm đến này trong xe du lịch của mình trong suốt mùa hè, dành 2 ngày ở mỗi nơi. Ngày đầu tiên được dành để xác định phạm vi khu vực và tìm góc tốt nhất để chụp.

Ngày hôm sau, cô đặt máy ảnh của mình trên giá 3 chân và chụp các bức ảnh cách nhau trong 1 giờ, ghi lại những khách du lịch đã đến và đi. Khi chỉnh sửa, cô sẽ sử dụng Photoshop để tạo ra một ảnh ghép tua nhanh thời gian hiển thị tất cả những người đã ghé thăm khu vực này trong khoảng thời gian ấy. Có thể mất đến một tuần để hoàn thiện một hình ảnh đã hoàn thiện.

Pont d’Arc, hẻm núi Ardèche, Pháp, tháng 7 năm 2021

“Hình ảnh tổng hợp này của Pont d’Arc, một cây cầu tự nhiên lớn ở Ardèche, đông nam nước Pháp, được ghép từ những bức ảnh được chụp trong khoảng thời gian 80 phút vào thời điểm cao điểm của mùa du lịch. Kết quả cuối cùng, được làm từ 100 hình ảnh, mất hơn một tuần để hoàn thành”.

Có một phiên bản của dự án này sẽ lấy một số địa danh phổ biến nhất trên thế giới: khách bộ hành trên đỉnh Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc; hàng trăm người giả vờ chống đỡ Tháp nghiêng Pisa. Nhưng De Mahieu đã cố tình chọn những điểm đến lạc lõng. “Tôi muốn thể hiện tác động của loại hình ‘du lịch vô hình’ đối với những nơi này. Khi tôi nói là vô hình, ý tôi là khi bạn ở đó, bạn có cảm giác rằng bạn đang ở một mình. Nhưng (thực tế) trong hơn 1 giờ, hoặc một buổi chiều, có rất nhiều người có mặt ở đó“.

Cô có khát vọng thể hiện một phần nào đó góc nhìn của mình về quá tải du lịch, biến đổi khí hậu và thay vì đưa ra một bình luận phán xét, chỉ đơn giản là một cách để nhìn nhận về khát khao của chính chúng ta về những địa điểm riêng tư, sự cá nhân hóa, trong bối cảnh toàn cầu hóa và quá tải du lịch đang “xâm chiếm” mọi điểm đến trong mơ.

Nguồn: Guardian

Để lại một bình luận

%d bloggers like this: