Nghệ sĩ Chí Tài đột quỵ, nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ do đâu
Đột quỵ là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, tỉ lệ tử vong là cực kỳ cao nếu không được cứu chữa kịp thời. Trước đây bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên hoặc người già. Tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa, những người ở độ tuổi 20 – 30 cũng có khả năng mắc căn bệnh nguy hiểm này.
1. Đột quỵ là gì và mức độ nguy hiểm của bệnh?
Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi sự mất cấp tính các chức năng của não (thường là khu trú), tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, không do nguyên nhân chấn thương. Do đó người ta còn gọi bệnh với cái tên “tai biến mạch máu não”.
Từ thời điểm bệnh nhân bị tai biến, nếu chỉ thiếu oxy trong vòng 4 – 5 phút là tổn thương không hồi phục. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tư duy và hoạt động của cơ thể trong tương lai, trường hợp xấu nhất không cứu chữa kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong.
Hầu như những người được chữa khỏi đều có những di chứng như tê liệt, rối loạn cảm xúc, mất ngôn ngữ, suy giảm chức năng thị giác,…
Bệnh được chia làm 2 loại như sau:
Đột quỵ nhồi máu não
Tỷ lệ bị bệnh này do thiếu máu cục bộ khá cao, trên 85% tổng số các ca bệnh.
Nguyên nhân do:
– Huyết khối.
– Tắc mạch .
– Co thắt mạch.
Đột quỵ chảy máu não
Thành động mạch mỏng hoặc yếu dẫn đến các vết nứt hay rò rỉ khiến mạch máu dễ bị vỡ. Nguyên nhân chính là:
– Do tăng huyết áp.
– Do vỡ túi phình động mạch não.
– Do dị dạng động – tĩnh mạch.
– Rối loạn đông cầm máu.
– Chảy máu trong ổ nhồi máu não.
– Chảy máu không xác định rõ nguyên nhân.
Ngoài ra có nhiều trường hợp “thiếu máu não thoáng qua”, tức là tình trạng máu lên não bị ngưng tạm thời. Bệnh nhân sẽ bị bệnh trong khoảng thời gian ngắn, đây chính là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ trong tương lai cần hết sức chú ý.
Hình ảnh hai loại tai biến mạch máu não
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đột quỵ
2.1. Những nguyên nhân khách quan
– Tuổi tác: Người cao tuổi người có khả năng bị tai biến cao hơn, từ 55 tuổi trở đi cứ 10 năm thì nguy cơ bị bệnh lại tăng gấp hai lần.
– Chủng tộc: Người da trắng có nguy cơ bị bệnh ít hơn 2 lần so với những người Mỹ gốc Phi.
– Giới tính: Tỷ bị bệnh ở nữ thường thấp hơn nam giới.
– Tiền sử gia đình: Trong gia đình có người từng bị bệnh này thì khả năng mắc bệnh này cao hơn so với những người bình thường.
Người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn so với người trẻ tuổi
2.2. Do ảnh hưởng của bệnh lý
Những bệnh lý dưới đây cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến trình trạng đột quỵ.
Bệnh đái tháo đường
Những bệnh lý liên quan đến đái tháo đường cũng là nguyên nhân làm tăng khả năng bị bệnh này.
Cao huyết áp
Bệnh nhân bị cao huyết áp tạo điều kiện hình thành cục máu đông và gây sức ép lên thành động mạch khiến chúng dễ bị vỡ ra. Đây chính là bước đầu tiên dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não.
Bệnh nhân cao huyết áp cần hết sức chú ý đến sức khỏe
Bệnh tim mạch
Những người có bệnh lý tim mạch thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với người bình thường.
Bệnh mỡ trong máu
Bệnh nhân bị mỡ máu có lượng Cholesterol cao, chúng có thể tích tụ trên thành của động mạch, từ đó gây tắc nghẽn mạch máu não.
Béo phì
Người bị béo phì thường có nguy cơ cao bị tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu tăng, đột quỵ.
Tai biến
Những người từng đột quỵ hoặc đột quỵ thoáng qua (trình bày ở mục 1) thì có nguy cơ cao bị bệnh này trong tương lai. Trong vài tháng sau khi bị bệnh thì khả năng bị lại là rất cao, bệnh nhân nên lưu ý. Nguy cơ cao tái phát là khoảng 5 năm, sau khoảng thời gian này nguy cơ sẽ giảm dần nhưng không nên chủ quan.
Lối sống không lành mạch
Hút thuốc lá nhiều cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh lên 2 lần, không những thế còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Chế độ ăn uống không phù hợp, chế độ tập luyện thể thao không hợp lý, lười vận động,… đều là các nguyên nhân làm tăng khả năng bị căn bệnh nguy hiểm này.
3. Dấu hiệu bệnh đột quỵ
Tùy theo thể trạng mỗi người mà dấu hiệu của bệnh cũng khác nhau, các dấu hiệu này có thể xuất hiện và qua rất nhanh khiến người bệnh chủ quan hoặc cũng có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.
Một số biểu hiện của bệnh như sau:
– Mặt bị tê cứng một nửa hoặc toàn bộ, nụ cười méo mó, cơ thể bị mất sức đột ngột, mệt mỏi thường xuyên.
– Cơ thể có dấu hiệu tê liệt hoặc khó cử động, không thể nâng hai tay qua đầu cùng một lúc là dấu hiệu rõ ràng nhất bệnh.
– Gặp vấn đề khi nói như dính chữ, không rõ chữ, nói ngọng.
– Hoa mắt chóng mặt, cơ thể bị mất thăng bằng đột ngột, thị lực giảm sút.
– Đau đầu có thể buồn nôn hoặc không, cơn đau đầu đến bất chợt.