Có cần ăn tết theo khuôn mẫu
Ngồi trên văn phòng từ toà Bitexco nhìn xuống phố Nguyễn Huệ, Hoa (27 tuổi) thấy Tết như đã về khắp phố phường Sài Gòn. Người trẻ ăn Tết sớm, xúng xính váy áo ra đường hoa chụp hình, người đi làm ăn Tết muộn hơn xíu khi giờ này vẫn còn đang vướng bận với những công việc cuối năm. Không già cũng chẳng trẻ, Hoa vẫn túi bụi với công việc ở cơ quan đến tận ngày 29 Tết. Vừa mở Viettel Money ra chuyển tiền thưởng về cho mẹ sắm sửa Tết, cô nhận được tin nhắn: “Rồi Tết này bữa nào con về vậy?”
“Chắc phải 29 con mới về được cơ má ơi”, Hoa nhắn trả lời.
Chưa năm nào, cô muốn ở lại thành phố ăn Tết một mình như năm nay. Tuổi 27 chưa chồng là một câu hỏi với những người hàng xóm và họ hàng. Năm nào về sớm, Hoa cũng không ngơi tay với công việc, nào là dọn dẹp nhà cửa, mua sắm, rồi “cuốn cho mẹ 100 cái nem ăn dần” hay “chở mẹ đi chợ với Hoa ơi”. Cô sợ những buổi tất niên ồn ã, những lời hỏi thăm của hàng xóm mà mẹ cô đã dặn kỹ “họ nói gì thì kệ, Tết nhất mà.” Cả năm làm việc vất vả, Tết đáng nhẽ ra phải là kỳ nghỉ xả hơi để lấy lại năng lượng chuẩn bị cho một năm mới – Hoa nghĩ vậy. Năm nào cũng thế, chưa kịp ngơi tay hết việc cô đã thấy ngày Tết trôi qua thật nhanh chóng.
Suy nghĩ của Hoa không phải của một cá nhân duy nhất khi nên tận hưởng Tết ra sao luôn là chủ đề được thảo luận nhiều trên mạng xã hội. Song song với những người đồng tình với Hoa về việc Tết nên là thời gian để nạp năng lượng, ăn Tết đơn giản để có thời gian nghỉ ngơi cho bản thân, một bộ phận khác vẫn cho rằng đã là Tết thì phải đầy đủ những nét đẹp truyền thống, như người Việt vẫn nói “đói quanh năm, no 3 ngày Tết” – Tết nhất lúc nào cũng phải mâm cao cỗ đầy, sum vầy cùng gia đình, họ hàng.
Tờ lịch khoanh đỏ ngày mùng Một Tết – nghĩa là chỉ còn vài ngày nữa, Hoàng Tùng (23 tuổi, Hà Nội) sẽ có chuyến du lịch đầu tiên trong năm. Không lựa chọn ở nhà cả dịp Tết, Tùng quyết định bay đi Hội An từ chiều mùng Một, dành một tuần khám phá Hội An – Đà Nẵng – Huế trước khi quay trở lại với công việc. Anh đã thanh toán xong xuôi vé máy bay, khách sạn nhanh chóng trên Viettel Money và chỉ chờ tới ngày khởi hành.
Nhìn danh sách những công việc phải làm trong Tết, không ít người trẻ ngán ngẩm, chỉ mong Tết qua thật nhanh khi họ còn phải làm nhiều việc hơn những ngày bình thường. Nhiều người trẻ mong muốn dành thời gian Tết cho bản thân, tập trung cho những sở thích và du lịch.
Những thay đổi trong xu hướng ăn Tết của một bộ phận người Việt, đặc biệt là các bạn trẻ xuất phát từ nhiều lý do. Thứ nhất, khi người trẻ ngày càng rời xa những nét đẹp truyền thống ngày Tết, gia đình không còn duy trì các phong tục xưa cũ, Tết dần được coi như một đợt nghỉ lễ bình thường. Thứ hai, khi nhịp sống ngày càng trở nên bận rộn, người trẻ mong muốn có nhiều thời gian nghỉ ngơi cho bản thân. Xu hướng cá nhân hoá cũng khiến giới trẻ không còn mặn mà với ngày Tết, vốn là một biểu tượng của nét văn hoá gia đình, cộng đồng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, không ít người bày tỏ sự không đồng tính với việc du lịch trong những ngày Tết. Chúng ta đã có một năm dài với nhiều chuyến du lịch, Tết nên là dịp để trở về nhà tận hưởng không khí sum vầy, nhất là với những người làm tại các thành phố lớn xa gia đình. Tết trong quan điểm của nhiều người luôn gắn liền với cảm giác gia đình, thiếu gia đình là ngày Tết không trọn vẹn.
Nếu như những năm cũ, Thuỳ (30 tuổi) cũng là người không thích Tết. Thuỳ có 1001 lý do để không thích Tết: Công việc cuối năm của kế toán bận rộn trăm bề, Tết nhà nội Tết nhà ngoại cô đều phải lo chu toàn, tươm tất. Sau 2 năm Covid, bà mẹ trẻ không mong gì hơn ngoài thời gian bên gia đình, được thấy mọi người khoẻ mạnh.
Thay vì nhìn nhận những buổi nấu nướng cực khổ, bận bịu, chị Thuỳ coi đó là khoảng thời gian cùng trò chuyện với gia đình. Không than phiền vì đường phố đông đúc, có chút rộn ràng, ồn ào mới ra không khí ngày xuân. Tết năm nay cũng tiện hơn khi chị mới chuyển qua dùng Viettel Money, tiện cho việc thanh toán các khoản mua sắm, đi siêu thị. Bạn không thể né tránh ngày Tết nhưng vẫn luôn có thể chọn góc nhìn khác để tận hưởng ngày Tết. Khi trải qua nhiều những biến cố trong cuộc sống, mỗi người càng trân trọng hơn giá trị tình thân, quý trọng hơn ngày Tết. Một ngày Tết trọn vẹn ý nghĩa là ngày Tết truyền thống quây quần bên gia đình, kết nối với những giá trị tinh thần được gìn giữ bao năm qua những ngày Tết.
Không thể phủ nhận rằng, Tết nhất đang ngày càng trở lên bận rộn hơn khi guồng quay khẩn trương của cuộc sống hiện đại khiến chúng ta luôn bận rộn. Tuy nhiên, sẽ luôn có cách để mỗi người vẫn có thể tận hưởng ngày Tết truyền thống với nhiều hoạt động cùng gia đình, bạn bè và có thời gian cho bản thân. Sự phát triển của công nghệ không chỉ giúp ngày Tết trở nên tiện lợi hơn, giúp chúng ta có thêm thời gian nghỉ ngơi mà còn hạn chế được những bực dọc trong ngày Tết, vốn là điều khiến nhiều người cảm thấy không thoải mái khi Tết đến xuân về.
Những cảnh tượng hàng người xếp hàng đông đúc trong siêu thị, nỗi lo nơm nớp khi phải mang nhiều tiền mặt khi đi mua sắm Tết, sự chán chường khi phải xếp hàng dài nhưng cũng không thể rút tiền trước Tết… đều có thể giải quyết được nhờ sự đi lên của công nghệ. Các hình thức thanh toán số, thanh toán không tiền mặt đã giúp thay đổi thói quen Tết của nhiều người Việt. Trong khi những nét đẹp truyền thống vẫn được gìn giữ, không bị mai một, ngày Tết giờ đây trở nên thuận tiện hơn khi công nghệ trở thành một phần không nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày.
Chia sẻ về ý nghĩa ngày Tết, anh Lê Quốc Vinh – Chủ tịch Le Group of Companies nhấn mạnh:
‘Với tôi, Tết là dịp sum họp gia đình. Điều tuyệt vời nhất là người con trai có thể về bên cha mẹ mấy ngày Tết, ăn bữa cơm nhà nấu và dành thời gian trò chuyện bên nhau. Cuộc sống đang thay đổi, tốc độ nhanh hơn, di chuyển nhiều hơn, và cũng đơn giản hơn. Tôi không câu nệ Tết là phải đầy đủ những nghi thức truyền thống, mâm cao cỗ đầy, hay là phải thăm viếng lẫn nhau. Tôi thích cả gia đình bên nhau, có thể là ở một vùng đất mới mẻ nào đó, một chuyến đi cùng nhau, hoặc đơn giản là nghỉ ngơi yên tĩnh. Công nghệ đang rất phát triển, người ta có thể thăm hỏi bạn bè, người thân trong gia tộc dễ dàng, thậm chí dùng các ứng dụng thanh toán số như Viettel Money để tặng lì xì QR cho nhau. Nhưng thời gian bên những người thân yêu nhất là vô giá và không đánh đổi được.”
Bạn có thể lựa chọn một ngày Tết thư thái cho bản thân hay ưu tiên những giá trị truyền thống của một ngày Tết cổ truyền. Sẽ luôn có những cách để bạn có thêm thời gian, giảm bớt những áp lực và căng thẳng nhờ các ứng dụng công nghệ. Hiểu được mong muốn trên của người Việt, Viettel Money đồng hành cùng hàng triệu người Việt trong Tết này với nhiều tiện ích đặc biệt. Dễ dàng thanh toán, dễ dàng chuyển tiền, hỗ trợ mua các loại vé máy bay, đặt phòng khi đi du lịch, Viettel Money giúp các hoạt động tài chính cá nhân hàng ngày của bạn trở nên dễ dàng hơn. Không những vậy, dịp Tết Quý Mão 2023, Viettel Money còn mang đến những “món ăn tinh thần” nhiều cảm xúc, đó là MV “Tết tận hưởng” với góc nhìn mới mẻ về Tết cổ truyền. Đặc biệt hơn, Viettel Money tri ân khách hàng hàng trăm nghìn giải thưởng có giá trị hấp dẫn thông qua chương trình “Mèo vàng hái lộc”(diễn ra từ 19/1/2023- 28/2/2023), nhận thưởng lớn với tổng giá trị lên tới 10 tỷ đồng. Hay chương trình LÌ XÌ QR với tổng giá trị quà tặng may mắn tới 2 tỷ đồng khi khách hàng dùng ứng dụng Viettel Money để quét mã QR xuất hiện trong Chương trình truyền hình “Tết nghĩa là hy vọng” phát sóng lúc 22h30 – 00h30 đêm 30 Tết Quý Mão trên VTV hoặc bài đăng Facebook do người nổi tiếng đăng tải. Chương trình được diễn ra từ 21/1/2023 – 5/2/2023.
Mỗi người sẽ có cho mình một cách tận hưởng Tết phù hợp với quan điểm sống. Không có đúng sai với lựa chọn của từng cá nhân, miễn rằng bạn luôn cảm nhận được những giá trị của ngày Tết quanh mình, bằng cách này hay cách khác. Dù lựa chọn của bạn ra sao hay ở bất cứ đâu, hãy để Viettel Money đồng hành cùng bạn trải nghiệm một cái Tết tiện lợi, ngập tràn hạnh phúc cùng nhiều quà tặng, ưu đãi có giá trị.
Bài viết:
Minh ĐứcThiết kế:
Diễm My