“Nhựa” Lềnh Bềnh Trôi Nổi, Rồi Sẽ Đổi Thay

Trái đất phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhựa lớn. Ít nhất 14 triệu tấn nhựa được thải ra biển và đại dương. Hậu quả đối với biển là rất bi thảm, từ những con rùa bị nghẹt thở đến những con cá voi bị nhiễm độc. Rõ ràng, giải pháp chính là giảm lượng nhựa mà chúng ta sử dụng hằng ngày và gia tăng các vật liệu có thể tái chế được. Nhận thức được điều này, con người đang nghiên cứu phát triển công nghệ, nhằm giải bài toán khó về môi trường như hiện nay. Một trong những giải pháp dưới đây có thể kỳ lạ nhưng cũng mang lại một số hiệu quả nhất định.

Nấm

Vấn đề lớn với nhựa là nó không bị phân hủy hoặc biến chất – và đó là lý do tại sao một số nhà động vật học phát hiện bên trong bụng của một số loài vật có nhựa. Việc tìm kiếm các tác nhân có thể phá vỡ  được nhựa polyme sẽ giúp ích rất nhiều. Một nhóm các nhà vi sinh vật học tại Đại học Quaid-i-Azam ở Pakistan phát hiện ra rằng nấm Aspergillus tubingensis có thể phân hủy polyurethane (PU). Aspergillus tubingensis là một loài nấm có sắc tố sẫm màu, phát triển mạnh trong môi trường sống ấm áp. Nhìn thì không có gì đặc biệt, nhưng nó có một đặc tính khiến nó trở thành mối quan tâm chính của các nhà khoa học. Sehroon Khan, tác giả chính cho biết: “Nấm tiết ra các enzym làm phân hủy chất dẻo và đổi lại, nấm lấy thức ăn từ nó bằng cách hòa tan chất dẻo. Nấm có thể được sử dụng để phân hủy nhựa ở bãi rác.

một cây nấm

Các nhà vi trùng học đang thử nghiệm khả năng sử dụng nấm để phân hủy polyurethane © Enrique Díaz | 7cero | Getty

Hệ Thống Ocean Cleanup

Đảo rác Thái Bình Dương (Great Pacific garbage patch), Đảo rác Thái Bình Dương, hay còn gọi là đảo rác Thái Bình Dương Lớn hoặc đảo rác Bắc Thái Bình Dương, là một vòng xoáy rác thải ở trung tâm của vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương nằm trong khoảng 135°-155°Tây và 35°-42°Bắc và nó nằm giữa California và Hawaii.

Năm 2018, Đảo rác Thái Bình Dương có quy mô gấp ba lần Pháp và tổng lượng rác tại đây là 80.000 tấn. Các kỹ sư đến từ Hà Lan, dẫn đầu bởi một nhà phát minh người Hà Lan 24 tuổi tên là Boyan Slat, đã đưa ra một một hình làm sạch đại dương với tên gọi “Ocean Cleanup” thiết bị làm sạch đại dương có tên là ‘System 001’. Đó là một chiếc máy thu gom rác khổng lồ, dài 600m, nổi, thu gom nhựa trong một lớp lưới vợt sâu 3m. Một chiếc xe chở rác sẽ thu gom nhựa vài tháng một lần. Sử dụng mô phỏng máy tính và mô hình tỷ lệ, nhóm đã thử nghiệm hệ thống với hy vọng nó sẽ có hiệu quả trong việc giảm lượng rác thải tại đảo rác.

Năm 2014, hai nhà hải dương học Kim Martini và Miriam Goldstein tuyên bố mô hình của Boyan không khả thi sau khi thẩm định. Năm 2018, thử nghiệm hệ thống Ocean Cleanup đã liên tiếp thất bại, một phần liên quan tới yếu tố kỹ thuật trong vận hành, và một phần nữa hệ thống bị vỡ khi hoạt động dưới biển. Trong cả năm qua, Ocean Cleanup chẳng dọn được mảnh rác nào. Tuy nhiên với diễn biến mới nhất, Ocean Cleanup của Boyan đã bước đầu cho thấy hiệu quả. Và quan trọng nhất là Boyan có thể chiến thắng chính mình. Có lẽ chưa cần giải Nobel để vinh danh nhà phát minh trẻ tuổi này. Vì chính câu chuyện của anh đã là một phần thưởng.

Đường làm từ nhựa?

Một ý tưởng khác đến từ Hà Lan là một dự án có tên là PlasticRoad. Đây là một đoạn đường dành cho xe đạp ở thành phố Zwolle của Hà Lan được làm bằng nhựa tái chế – và đây là đường đầu tiên thuộc loại này. Đây là cách tái sử dụng chai, cốc và bao bì nhựa thay vì đốt hoặc bỏ vào bãi rác. Con đường sử dụng 70% nhựa tái chế, nhưng các phiên bản tiếp theo có kế hoạch sử dụng 100% nhựa tái chế. Công ty thực hiện con đường này nói rằng nó thậm chí còn bền hơn nhựa đường, tốn ít thời gian xây dung hơn và ít yêu cầu thiết bị, máy móc nặng hơn, lượng khí thải carbon cũng nhỏ hơn. Con đường đầu tiên ở Zwolle dài 30m và chứa lượng nhựa tái chế tương đương hơn 218.000 cốc nhựa hoặc 500.000 nắp chai nhựa. Vào tháng 11 năm 2018, một con đường nhựa thứ hai đã được xây dựng ở Overijssel.

Rong biển thay vì nhựa

Cuộc chiến chống lại nhựa đã khiến các kỹ sư và nhà thiết kế phải tìm kiếm các vật liệu khác có thể được sử dụng để đóng gói thực phẩm. Nhựa sinh học được làm từ sinh khối tái tạo, thường là dầu mỡ thực vật, tinh bột sắn, dăm gỗ hoặc chất thải thực phẩm. Tuy nhiên, rong biển là giải pháp được sử dụng bởi công ty khởi nghiệp Indonesia có tên Evoware. Công ty làm việc với những người nông dân trồng rong biển địa phương để tạo ra bánh mì sandwich và bánh mì kẹp thịt, gói để tạo hương liệu và cà phê, và bao bì xà phòng, tất cả đều được làm từ rong biển. Nó có thể được hòa tan trong nước nóng hoặc, để giảm chất thải xuống không, bao bì cũng có thể ăn được. Bền vững và bổ dưỡng.

Nhựa xã hội

Vấn đề lớn nhất mà nhựa gây ra là ảnh hưởng của nó đến đời sống đại dương. Theo một số ước tính, vào năm 2050, có thể có nhiều mảnh nhựa hơn cá ở biển. Một ý tưởng để ngăn chặn việc này là giá trị hóa những vật dụng nhựa hằng ngày. Ngân hàng nhựa là một doanh nghiệp xã hội trả tiền cho các chất thải nhựa. Những người thu gom nhựa có thể đổi lấy tiền, vật phẩm hoặc các dịch vụ, chẳng hạn như học phí. Dự án khuyến khích mọi người thu gom nhựa dưới biển trước khi những lượng nhựa này trôi xa ra các đại dương. Việc này đã tạo ra giải pháp chống đói nghèo, mang lại thu nhập cho người dân, làm sạch đường phố và giảm lượng rác thải đổ ra đại dương. Mục đích của Ngân hàng nhựa là làm cho nhựa quá giá trị để vứt bỏ và biến nó thành tiền tệ. Sau đó, bán nhựa cho các khách hàng doanh nghiệp để tái chế lại các sản phẩm phục vụ trong đời sống.

Nguyễn Đức

Để lại một bình luận

%d bloggers like this: